Độc quyền cưỡng chế

Trong kinh tế họcđạo đức kinh doanh, độc quyền cưỡng chế xảy ra khi một công ty có khả năng đẩy giá lên cao và đưa ra các quyết định sản xuất mà không tạo ra nguy cơ phát sinh cạnh tranh để lôi kéo khách hàng.[1] Độc quyền cưỡng chế không chỉ đơn giản là trở thành nhà cung cấp độc quyền cho một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, mà còn là độc quyền không có cơ hội cạnh tranh do cánh cửa tham gia vào thị trường này đã bị đóng lại một cách hợp pháp. Đây là ví dụ cho thị trường không thể cạnh tranh. Một công ty độc quyền cưỡng chế có rất ít hoặc không có động lực nào để giữ mức giá thấp và họ có thể cố tình làm mất giá người tiêu dùng bằng cách cắt giảm sản xuất.[2] Hơn nữa, tình trạng này cũng nhấn mạnh rằng quy luật cung và cầu là không đáng kể, vì những người nắm trong tay quyền kiểm soát, họ hành động một cách độc lập so với thị trường và họ có thể tùy tiện đặt ra các chính sách sản xuất phục vụ cho lợi ích cá nhân.[3]Theo định nghĩa, các công ty độc quyền cưỡng chế, cần phải có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường hoặc của các bên tư nhân sử dụng vũ lực bất hợp pháp. Trong xã hội pháp quyền thì việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp là cực kỳ hiếm gặp, phần lớn các công ty độc quyền cưỡng chế được thành lập và duy trì bởi chính phủ.[4] Tuy nhiên, một số nhà đạo đức kinh doanh tin rằng thị trường tự do có thể tạo ra độc quyền cưỡng chế.[5]